Cơ cấu tổ chức
Bộ máy hoạt động của Trung tâm Tư vấn pháp luật Viện Đại học Mở Hà Nội gồm: Ban giám đốc Tổ nghiệp vụ Tổ Tài chính - Văn phòng Các tư vấn viên pháp luật Các luật sư và cộng tác viênGiám đốc Trung tâm: PGS.TS Trần Hữu Tráng
Do mâu thuẫn nên bạn tôi đã đánh nhau và đánh 1 người bị thương ở tay, xác định mức thương tật là 35%. Bạn tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không, phải bồi thường bao nhiêu (Người bị đánh có mức thu nhập hàng tháng là 2,5 triệu đồng)?
TRẢ LỜI:
Hành vi của người bạn của bạn có dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 104 Bộ luật Hình sự. Cụ thể, người bạn đó đã gây thương tích cho một người mà tỷ lệ thương tật là 35% nên đã vi phạm khoản 2 Điều 104 Bộ luật Hình sự: “Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%… thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.
Khi xác định được đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người bạn của bạn. Việc áp dụng hình phạt sẽ do cơ quan tố tụng xem xét, quyết định. Bên cạnh việc có thể phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật thì bạn của bạn còn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại do sức khỏe bị xâm phạm. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường được quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự và theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NĐ-CP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sĩ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sĩ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
- Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.
6. Khởi kiện người vay tiền sử dụng vào mục đích bất hợp pháp
Nếu một người vay tôi 400 triệu để sử dụng vào mục đích kinh doanh (đã thỏa thuận trên hợp đồng vay tiền) nhưng sau đó dùng một phần tiền vay vào mục đích khác (đánh bài) và đến hạn không trả. Tôi có quyền kiện người đó không?
TRẢ LỜI:
Trước hết, khi giao kết hợp đồng vay tiền với bạn, người vay có nghĩa vụ trả nợ theo quy định tại Điều 474 Bộ luật Dân sự. Bên có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Nếu bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên với tư cách là bên có quyền (theo Điều 302 Bộ luật Dân sự). Khi người vay cố tình không trả lại bạn số tiền đã vay, nếu không thể tự thương lượng, thỏa thuận được thì bạn có quyền gửi đơn đến tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, hành vi của người vay tiền của bạn còn có dấu hiệu của tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 Bộ luật Hình sự. Quy định cụ thể như sau:Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Hành vi của người vay tiền có dấu hiệu tại điểm b nêu trên, người đó đã sử dụng tiền vay vào mục đích không đúng với thỏa thuận của các bên và bất hợp pháp (cờ bạc) dẫn đến không có khả năng trả nợ. Hành vi chiếm đoạt tài sản của người vay tiền còn có thêm tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 3 Điều 140 Bộ luật Hình sự (Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng). Do vậy, bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố hành vi của người vay tiền khi có đủ căn cứ theo quy định của pháp luật.
Tác giả bài viết: Cẩm Sơn
Nguồn tin: Trung tâm tư vấn pháp luật Viện Đại học Mở Hà Nội
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Bộ máy hoạt động của Trung tâm Tư vấn pháp luật Viện Đại học Mở Hà Nội gồm: Ban giám đốc Tổ nghiệp vụ Tổ Tài chính - Văn phòng Các tư vấn viên pháp luật Các luật sư và cộng tác viênGiám đốc Trung tâm: PGS.TS Trần Hữu Tráng