Cơ cấu tổ chức
Bộ máy hoạt động của Trung tâm Tư vấn pháp luật Viện Đại học Mở Hà Nội gồm: Ban giám đốc Tổ nghiệp vụ Tổ Tài chính - Văn phòng Các tư vấn viên pháp luật Các luật sư và cộng tác viênGiám đốc Trung tâm: PGS.TS Trần Hữu Tráng
- Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật . Tháng đóng BHTN của người lao động (NLĐ) được tính nếu người sử dụng lao động (NSDLĐ) và NLĐ đã đóng BHTN, NLĐ đã thực hiện HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc ít nhất 1 ngày trong tháng đó.
- Đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, thành phố trực thuộc Trung ương khi mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật .
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm (ngày thứ nhất trong 15 ngày nêu trên là ngày ngay sau ngày người lao động đăng ký thất nghiệp, tính theo ngày làm việc). Ngày làm việc là từ ngày thứ hai đến hết ngày thứ sáu hàng tuần.
Về mức trợ cấp thất nghiệp, theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH thì mức trợ cấp thất nghiệp, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện như sau:
- Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, NLĐ có thời gian gián đoạn đóng BHTN thì 6 tháng liền kề để tính mức trợ cấp thất nghiệp là bình quân của 6 tháng đóng BHTN trước khi NLĐ mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
Về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động được hưởng trợ cấp 3 tháng, nếu có từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng BHTN; được hưởng 6 tháng, nếu có từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng BHTN, được hưởng 9 tháng, nếu có từ đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng BHTN, được hưởng 12 tháng, nếu có từ đủ 144 tháng đóng BHTN trở lên.
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp nêu trên được tính theo dương lịch. Mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp đến ngày đó của tháng sau trừ một ngày.
Về hồ sơ và thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong thời hạn 7 ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ người lao động phải trực tiếp đến Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đã làm việc trước khi chấm dứt HĐLĐ để đăng ký thất nghiệp.
Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp nộp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm, trong thời hạn 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp (ngày thứ nhất trong thời hạn 15 ngày là ngày làm việc ngay sau ngày đến đăng ký thất nghiệp). Hồ sơ bao gồm:
- Đề nghị hưởng BHTN (theo mẫu)
- Bản sao HĐLĐ đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ, quyết định thôi việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo đúng pháp luật. Đồng thời, người lao động phải xuất trình Sổ BHXH có xác nhận của Cơ quan BHXH về việc đóng BHTN.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, thời hạn giải quyết hưởng BHTN trong thời hạn 20 ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hưởng BHTN.
Tác giả bài viết: Nguyễn Sen
Nguồn tin: www.doisongphapluat.com
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền
Những tin mới hơn
Bộ máy hoạt động của Trung tâm Tư vấn pháp luật Viện Đại học Mở Hà Nội gồm: Ban giám đốc Tổ nghiệp vụ Tổ Tài chính - Văn phòng Các tư vấn viên pháp luật Các luật sư và cộng tác viênGiám đốc Trung tâm: PGS.TS Trần Hữu Tráng